Trang phục Giao_tiếp_phi_ngôn_ngữ

Trang phục là một trong những dạng phổ biến nhất của giao tiếp phi ngôn ngữ. Nghiên cứu về trang phục và phụ kiện như một phương thức của giao tiếp phi ngôn ngữ được biết đến như nghệ thuật thời trang[15] hay phụ kiện.[16] Các kiểu trang phục mà mỗi cá nhân mặc sẽ truyền tải những tín hiệu phi ngôn ngữ về cá tính, xuất thân và tình trạng tài chính của cô ấy hoặc anh ấy và cách mà những người khác phản ứng với họ.[6] Trang phục của một cá nhân có thể chứng tỏ văn hóa, tâm trạng, mức độ tự tin, sở thích, tuổi tác, quyền lực và tôn giáo/hệ giá trị của họ.[17] Ví dụ, đàn ông Do Thái thường mặc yamakas để thể hiện niềm tin tôn giáo của họ trong giao tiếp. Tương tự, trang phục có thể truyền tải tính dân tộc của một hay một nhóm người, ví dụ như đàn ông Scotland thường mặc kilts để tôn vinh văn hóa của họ. 

Bên cạnh việc truyền tải tôn giá và tính dân tộc của một người, trang phục có thể sử dụng như một tín hiệu phi ngôn ngữ để thu hút những người khác. Đàn ông và phụ nữ có thể trưng diện bản thân với phụ kiện và thời trang cao cấp để thu hút đối tượng mà họ chú ý tới. Trong trường hợp này, trang phục được sử dụng như một dạng tự thể hiện khi mà một người có thể phô trương sức mạnh, sự giàu có, sức hấp dẫn giới tính hoặc sự sáng tạo của mình.[17] Một nghiên cứu về trang phục của những phụ nữ đến các vũ trường tại Vienna, nước Áo, cho thấy một nhóm phụ nữ nhất định (đặc biệt là những người phụ nữ độc thân), trang phục của họ tương quan với động lực đối với tình dục và mức độ hóc môn tình dục, đặc biệt là sự phô bày da thịt và sự mỏng manh của chất liệu vải.[18]

Cách mà một người trưng diện nói lên rất nhiều điều về cá tính của người đó. Trên thực tế, một nghiên cứu đã được thực hiện tại Đại học Bắc Carolina, đã so sánh cách mà nữ giới chưa tốt nghiệp chọn trang phục với kiểu cá tính của họ. Nghiên cứu này cho thấy nữ giới chọn trang phục "đầu tiên là vì sự thoải mái và có tính thực dụng, trông tự tin và có tính điều chỉnh xã hội cao" (theo "Tạp chí Sarasota" số 38).[19] Những phụ nữ không thích xuất hiện ở nơi đông đức thường có quan điểm và tín ngưỡng bảo thủ và truyền thống hơn. Trang phục, mặc dù là phi ngôn ngữ, nhưng lại nói lên cá tính của bạn. Cách mà một người chọn trang phục thường bắt nguồn từ những động cơ sâu bên trong như là cảm xúc, kinh nghiệm và văn hóa.[20] Trang phục thể hiện bạn là ai, hoặc hơn thế, bạn muốn trở thành ai vào ngày đó. Nó cho thấy những người mà bạn muốn liên kết với họ và nơi nào là phù hợp với bạn. Trang phục có thể khởi đầu một mối quan hệ, vì bạn đang gợi ý cho những người khác về bạn giống như thế nào (theo "Tạp chí Sarasota" số 38).[19][20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giao_tiếp_phi_ngôn_ngữ http://journals.cambridge.org.proxy2.lib.uwo.ca/ac... http://adiloran.com/ODTU-isletme/FirstImpressions.... http://www.brighthubpm.com/monitoring-projects/851... http://brktrail.com/bodylanguage/ http://www.digitaldreamart.com/storage/Gentlemen.p... http://www.forbes.com/sites/learnvest/2012/04/03/w... http://www.gcastrategies.com/booksandarticles/62/c... http://www.globepequot.com/knack_body_language-978... http://sites.google.com/site/nonverbalcommunicatio... http://www.kevinhogan.com/downloads/8Mistakesp.pdf